(5 votes, average: 5.00 out of 5)Loading...
(TNO) Tôi thường quan sát cách thầy cô dạy học sinh và tôi thấy cách thầy cô dạy ở Việt Nam và ở New Zealand rất khác nhau. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một ngày bình thường ở ngôi trường mà tôi đang học.
Những lớp học thiết kế riêng dành cho giờ nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ với đầy đủ dụng cụ phục vụ việc sáng tạo của học sinh - Ảnh: Hà Ánh
Sau vài năm học đầu đời học ở Việt Nam, tôi đã cùng gia đình chuyển sang New Zealand sinh sống. Ở đây, tôi đã được học ở một trường tiểu học New Zealand và hiện đang học lớp 8. Trường cấp I ở New Zealand dạy từ lớp 1 cho đến lớp 8. Sau đó học sinh sẽ lên trung học (college), từ lớp 9 đến lớp 13.
Trường học ở New Zealand bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 15 giờ chiều. Tiết học đầu tiên ở lớp thường là môn toán. Ở cùng một lứa tuổi, lớp học toán được dạy ở ba lớp, ba trình độ khác nhau. Tôi được học ở lớp toán khó nhất cho độ tuổi của tôi ở trường. Tất cả các học sinh có trình độ học toán như tôi sẽ học chung một lớp và do thầy dạy toán giỏi nhất trường dạy. Những học sinh còn lại sẽ chia ra làm hai nhóm, tùy theo trình độ của họ. Môn toán thường được dạy trong vòng một tiếng ba mươi phút.
Khi học môn viết, thầy giáo tôi cho rằng ghi chép điểm quan trọng là những gì học sinh cần phải biết khi muốn nắm được thông tin. Thầy hay dạy chúng tôi cách ghi chép những điểm quan trọng của một vấn đề nào đó. Thầy còn dạy chúng tôi cách để biết thông tin nào là cần thiết và thông tin nào là không cần thiết.
Khi môn toán kết thúc, chúng tôi được ra chơi trong hai mươi phút để ăn nhẹ. Mỗi học sinh mang một hộp đồ ăn, hoa quả, sữa… từ nhà để ăn trong suốt thời gian học ở trường. Sau đó, chúng tôi học môn đọc và viết.
Khi học viết, mỗi thầy cô có một cách dạy viết hoặc cách dạy kỹ năng viết riêng của mình. Thầy giáo tôi thì cho rằng ghi chép điểm quan trọng là những gì học sinh cần phải biết khi muốn nắm được thông tin. Thầy hay dạy chúng tôi cách ghi chép những điểm quan trọng của một vấn đề nào đó. Thầy còn dạy chúng tôi cách để biết thông tin nào là cần thiết và thông tin nào là không cần thiết.
Ví dụ, tuần trước thầy tôi cho chúng tôi xem một đoạn video ngắn về chim cánh cụt. Trước khi xem, thầy bảo chúng tôi hãy viết lên giấy những gì chúng tôi đã biết về chim cánh cụt. Thầy yêu cầu, trong lúc xem chúng tôi cần ghi lại những gì mình thấy hay hoặc thú vị mà mình chưa biết trước đó. Thầy nói: “Thông tin quan trọng là thông tin chính bản thân người viết thấy thú vị”. Sau khi xem xong đoạn phim đó, chúng tôi viết về loài chim cánh cụt theo cách chúng tôi hiểu về chúng. Kết quả là chúng tôi có những bài viết hoàn toàn khác nhau mặc dù được nghe, được xem những thông tin như nhau nhưng những gì làm chúng tôi ngạc nhiên, quan tâm, thích thú và cách chúng tôi lựa chọn những thông tin quan trọng về chim cánh cụt rất khác nhau.
Trong tiết đọc của lớp tôi, thầy đưa cho chúng tôi một số cuốn sách, mỗi người được chọn một cuốn để đọc và những người chọn chung một cuốn sách sẽ thành một nhóm. Tôi chọn cuốn sách tên là “Hope in the Ballet shoes” (Niềm hy vọng trong những chiếc giày ballet). Mỗi tuần, nhóm chúng tôi sẽ gặp nhau một lần để thảo luận về nội dung từng đoạn truyện mà chúng tôi cần phải đọc đến trước đó. Đôi khi chúng tôi có những suy nghĩ rất khác nhau về những cuốn sách mà mình đã đọc khiến những cuộc thảo luận thường ồn ào.
Không giống như ở Việt Nam, ở New Zealand cho đến năm học lớp 8 các môn học như lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học không được học riêng như một môn học. Với lịch sử, mỗi khi đến ngày lịch sử nào đó học sinh sẽ được học về ngày đó, nhưng chủ yếu các thầy cô cho chúng tôi tự đọc, tự tìm hiểu bằng nhiều cách như vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sưu tầm tranh ảnh về ngày, hoặc sự kiện lịch sử đó. Cách dạy như vậy làm cho chúng tôi hứng thú với lịch sử và ghi nhớ theo cách dễ dàng nhất mà không khiên cưỡng.
Sau hai tiết học đọc, viết là thời gian nghỉ trưa. Chúng tôi thường chơi các môn thể thao như đá bóng hoặc chơi trò chơi ở sân trường vào giờ nghỉ. Buổi chiều đối với chúng tôi thường rất nhẹ nhàng, không cần tập trung cao độ như các tiết học trước đó. Chúng tôi thường học môn mỹ thuật, môn thể dục hay có khi chỉ ngồi đọc sách.
Từ lớp 7 học sinh bắt đầu học môn khoa học và công nghệ, chúng tôi được dạy cách làm một nghiên cứu khoa học như thế nào, từ cách thu thập dữ liệu, cách làm thí nghiệm... Mỗi học sinh sẽ làm một đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi “Science Fair” do Trường đại học Victoria, Wellington tổ chức hằng năm. Chúng tôi luôn rất hào hứng khi làm những nghiên cứu mình quan tâm bởi nhờ đó chúng tôi học được thêm rất nhiều điều mới.
Không giống như ở Việt Nam, ở New Zealand cho đến năm học lớp 8 các môn học như lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học không được học riêng như một môn học. Với lịch sử, mỗi khi đến ngày lịch sử nào đó học sinh sẽ được học về ngày đó, nhưng chủ yếu các thầy cô cho chúng tôi tự đọc, tự tìm hiểu bằng nhiều cách như vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sưu tầm tranh ảnh về ngày, hoặc sự kiện lịch sử đó. Cách dạy như vậy làm cho chúng tôi hứng thú với lịch sử và ghi nhớ theo cách dễ dàng nhất mà không khiên cưỡng.
Có một điều khác biệt rất lớn với trường học ở Việt Nam là suốt thời gian học cấp 1 học sinh hầu như không có bài tập về nhà. Ở đây cũng không có các cuộc thi học sinh giỏi, không xếp thứ hạng, không có sự ganh đua thành tích giữa học sinh với nhau, giữa lớp này với lớp khác, trường này với trường khác. Thực lòng mà nói, tôi thích trường học ở New Zealand hơn vì tôi không phải chịu bất cứ áp lực nào ở trường học, mỗi ngày đến trường đều là mỗi ngày vui.