Thông Tư 31 Công Tác Điều Dưỡng

Thông Tư 31 Công Tác Điều Dưỡng

Văn bản bị thay thế/bãi bỏ/hủy bỏ/đình chỉ

Danh sách học bổng, phần thưởng và quỹ hỗ trợ du học cho sinh viên Việt Nam.

Giờ đây bạn dễ dàng tìm học bổng du học của các trường đại học trên thế giới. Hệ thống tìm học bổng mới của Hotcourses cập nhật thông tin của hơn 5.300 học bổng từ hơn 420 trường ở 15 điểm đến du học phổ biến. Nếu cần hỗ trợ, đừng ngại liên hệ với IDP Việt Nam để được tư vấn miễn phí về học bổng du học dành cho sinh viên Việt Nam.

Quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành

Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan đến việc cấp, sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành.

2. Mẫu tờ khai đề nghị cấp, gia hạn và trình báo mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thực hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao.

3. Mẫu tờ khai đề nghị cấp, trình báo mất giấy thông hành và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.

4. Thông tư này áp dụng đối với công dân Việt Nam và cơ quan, đơn vị có liên quan.

1. Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu:

a) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chip điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

b) Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

c) Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

d) Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm; 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng;

đ) Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

e) Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

f) Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

g) Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

h) Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

i) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

a) Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);

b) Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);

c) Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT);

d) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG).

1. Quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành:

a) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành;

b) Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành: tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia; tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào; tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc;

c) Số trang trong giấy thông hành không kể trang bìa: 16 trang đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia và giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, 28 trang đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc;

d) Kích thước theo chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75mm;

đ) Bìa giấy thông hành là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

e) Toàn bộ nội dung in trong giấy thông hành được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả.

a) Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia, trang bìa màu xanh tím (mẫu GTHVN-C);

b) Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, trang bìa màu xanh da trời (mẫu GTHVN-L);

c) Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cán bộ, công chức, trang bìa màu nâu (mẫu GTHVN01-TQ);

d) Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cư dân biên giới, trang bìa màu ghi xám (mẫu GTHVN02-TQ).

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:

1. Biểu mẫu đề nghị cấp, khôi phục giá trị sử dụng, trình báo mất hộ chiếu phổ thông

a) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK01);

b) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người chưa đủ 14 tuổi (mẫu TK01a);

c) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK02);

d) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người chưa đủ 14 tuổi (mẫu TK02a);

đ) Tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu (mẫu TK03);

e) Tờ khai đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông (mẫu TK04);

f) Đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu TK05);

g) Đơn trình bày về việc chưa đến nhận hộ chiếu (mẫu TK06).

2. Biểu mẫu dùng cho cơ quan có liên quan

a) Thông báo về việc chuyển đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB01);

b) Công điện của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam (mẫu VB02);

c) Thông báo về việc giải quyết đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB03).

Điều 5. Sản xuất, quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành

1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với Viện Khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ấn phẩm trắng có kỹ thuật bảo an và cung cấp kịp thời theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải quản lý ấn phẩm trắng theo quy định.

3. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải dự trù và đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh số lượng ấn phẩm trắng cần sử dụng cho năm tiếp theo.

Cách đăng ký như sau: các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đăng ký qua Cục Lãnh sự; Công an cấp xã, Công an cấp huyện đăng ký qua Công an cấp tỉnh; Cục Lãnh sự, Công an cấp tỉnh đăng ký trực tiếp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Điều 6. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan và Thông tư số 68/2022/TT-BCA ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

3. Bãi bỏ Điều 6 Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy; Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Công an địa phương tổ chức thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, cá nhân trao đổi về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để được hướng dẫn./.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2023

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BTC).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC

1. Sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: Quy định tại Điều 151 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.

2. Sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương Quy định tại Điều 152 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.

3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung như sau: “Quy định điều kiện hỗ trợ đối với dự án xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường”.

b) Sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Nằm trong danh mục khu vực ô nhiễm môi trường thuộc các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

c) Sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Nội dung dự án có tính chất chi thường xuyên”.

4. Sửa đổi như sau: “Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP”.

5. Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án tại mục 1 Phụ lục số 1 và mục 1 Phụ lục số 2 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

“1. Chi phí lập nhiệm vụ, dự án: gồm chi phí lập đề cương nhiệm vụ, dự án; chi phí thu thập, khảo sát, lấy và gia công phân tích một số mẫu phục vụ lập đề cương (theo quy trình quy phạm kỹ thuật nếu có); phân tích tư liệu, kết quả khảo sát; lựa chọn giải pháp kỹ thuật, thiết kế phương án thi công, tính toán khối lượng công việc và lập dự toán kinh phí; họp hội đồng xét duyệt đề cương, xin ý kiến thẩm định, hoàn thiện cho đến khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Đối với nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự toán chi phí được tính trên cơ sở khối lượng (x) đơn giá dự toán.

b) Đối với nhiệm vụ, dự án chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán: Dự toán chi phí tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp nhiệm vụ, dự án; mức cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện nằm trong các khoảng của hai giá trị quy định trong bảng trên được tính theo phương pháp nội suy như sau:

Trong đó: Ki: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cần tính (tỷ lệ %); Ka: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ lệ %); Kb: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ lệ %); Gi: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cần tính (tỷ đồng); Ga: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ đồng); Gb: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ đồng).

Trong trường hợp nhiệm vụ, dự án được lập và phê duyệt thành hai bước (bước xây dựng và trình phê duyệt tổng thể dự án; bước lập và trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán), dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án phân bổ cho từng bước công việc do các Bộ, địa phương quyết định trong tổng kinh phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ nêu trên.

Chi phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp tại bảng số liệu nêu trên là tính cho nhiệm vụ, dự án theo quy định có tất cả các chi phí lập nhiệm vụ, dự án quy định nêu trên; do vậy khi lập dự toán chỉ tính các chi phí mà nhiệm vụ, dự án phải thực hiện, không tính tất cả các chi phí nêu trên nếu không phải thực hiện. Căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng thực hiện, chế độ tài chính hiện hành để dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm (Hoạt động quan trắc; Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật; Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; nhiệm vụ thường xuyên khác nếu có) và các nhiệm vụ không thường xuyên (bao gồm sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và nhiệm vụ không thường xuyên khác nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành, không tính dự toán lập nhiệm vụ.

Trường hợp nhiệm vụ cần thiết (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có chi phí lập nhiệm vụ, được tính theo khối lượng công việc thực hiện cụ thể và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành”.

6. Sửa đổi, bổ sung , Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau: “Chi thuê chuyên gia trong nước: Trong trường hợp nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia để thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung công việc và dự toán thuê chuyên gia. Căn cứ lập dự toán chi thuê chuyên gia trong nước và mức chi không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Về chức danh, tiêu chuẩn đối với chuyên gia tư vấn trong nước thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường làm cơ sở để lựa chọn chuyên gia, xác định mức lương của chuyên gia tư vấn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH”.

7. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau: “Chi phí vận chuyển lao động và thiết bị từ trụ sở đơn vị thực hiện đến địa điểm tập kết công trình (vận chuyển ngoài vùng thực hiện nhiệm vụ, dự án): Dự toán được tính theo khối lượng thực tế thực hiện và chế độ chi tiêu hiện hành”.

Điều 2. Bãi bỏ một số cụm từ và khoản của Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

2. Bỏ cụm từ “Lương phụ” tại nội dung quy định về các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương tại và .

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 7 năm 2023.

2. Các khoản chi ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp và các khoản chi khác cho con người quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 05 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.

Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương & các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ, BTC; - Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN (230 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Thành Hưng