Đến Sơn La du khách sẽ không chỉ được khám phá các địa danh nổi tiếng và hấp dẫn như Mộc Châu, thác Dải Yếm, đồi chè trái tim, Ngũ Động Bản Ôn… mà còn bị cuốn hút bởi những bộ trang phục thổ cẩm, điệu múa xòe, ngất ngây trong men say rượu cần cũng như thả hồn cùng những tiếng ca trong ánh lửa bập bùng giữa núi rừng. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Sơn La mới nhất.
Hai ngã 3 khu vực đường Phạm Tu- Xa La thường xuyên có rất nhiều phương tiện tải trọng lớn, ùn tắc liên miên. Ảnh: Tuổi trẻ
Sau gần 4 năm đoạn đường Phạm Tu đưa vào khai thác, song vì vướng giải phóng mặt bằng khiến cầu vượt vẫn không thể triển khai, biến nút giao Xa La trở thành điểm nóng ùn tắc của Thành phố. Điều này đòi hỏi chính quyền Thành phố, UBND huyện Thanh Trì sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, giải phóng mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ thi công cầu vượt, giải tỏa điểm ùn tắc nghiêm trọng này.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Đừng để giao thông bị “bóp nghẹt” vì thiếu một cây cầu".
Cầu vượt nút giao đường Phạm Tu - Tỉnh lộ 70 - Xa La là một hạng mục quan trọng của Dự án đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, nối từ Vành đai 3 đến đường 70 và kết nối với đường trục phía Nam của Thành phố. Khi hoàn thành, tuyến đường được kỳ vọng sẽ giảm tải đáng kể cho các trục Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, đường 70...
Tuy vậy, trong khi tuyến đường Phạm Tu dài 2,5km đã đưa vào sử dụng từ năm 2020, nhưng đến nay, cầu vượt đường 70 vẫn chưa được thực hiện, khiến 2 ngã 3 tại khu vực này trở thành điểm nghẽn, ùn tắc liên miên.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do trong phạm vi dự án còn có 98 hộ dân thuộc địa bàn huyện Thanh Trì chưa di dời để bàn giao mặt bằng. Điều này xuất phát từ các vướng mắc liên quan đến quyền lợi đền bù và chính sách tái định cư. Một số hộ dân chưa đồng ý với phương án đền bù hoặc chưa tìm được giải pháp tái định cư phù hợp. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục hành chính phức tạp và sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng cũng góp phần làm trì hoãn quá trình giải phóng mặt bằng.
Rất nhiều thính giả đặt vấn đề: vì sao một nút giao ùn tắc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mà chính quyền Thành phố có thể để tồn tại dai dẳng như thế? Vì sao có một cây cầu mà làm mãi chưa xong? Dự án được phê duyệt năm 2011, bắt đầu thi công từ 2014, nghĩa là 10 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng gần 100 hộ dân là điều rất vô lý.
VOVGT cũng đã không ít lần đề cập tình trạng ùn tắc tại nút giao này, gần đây nhất là tháng 4/2022, nhưng đến nay lý do không có gì mới.
Từ nay đến hết năm 2024 – thời hạn cuối bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng cầu vượt chỉ còn 2 tháng, nhưng chưa xúc tiến nào của công tác giải quyết các vướng mắc. Vậy, vấn đề giám sát thực hiện ra sao? Ai chịu trách nhiệm nếu lại một lần lỗi hẹn?
Bởi vậy, để dự án xây dựng cầu vượt nút giao Xa La có thể sớm được khởi công, việc giải quyết triệt để vấn đề giải phóng mặt bằng là vô cùng cần thiết. Chính quyền Thành phố, huyện Thanh Trì cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm đẩy nhanh tiến độ di dời các hộ dân và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Để thực hiện được điều này, chính quyền cần tiếp tục đối thoại với các hộ dân trong diện giải tỏa, lắng nghe và giải quyết kịp thời những thắc mắc, nguyện vọng của họ. Việc minh bạch thông tin, tạo điều kiện để người dân hiểu rõ lợi ích của dự án không chỉ giúp người dân ủng hộ, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Việc xây dựng các phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư cần được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người dân. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phản đối từ các hộ dân, mà còn tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống sau khi di dời. Chính sách đền bù cần được thực hiện công bằng, với mức giá hợp lý theo giá thị trường và đảm bảo người dân có thể tìm được nơi ở mới với điều kiện tương đương hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải phóng mặt bằng. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án do những thủ tục pháp lý không cần thiết, đồng thời tạo điều kiện để nhà thầu sớm tiếp cận và thi công công trình.
Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và sớm triển khai thi công cầu vượt tại nút giao Xa La không chỉ giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho khu vực, giảm áp lực giao thông tại một trong những điểm đen về ùn tắc của Thành phố.
Hơn nữa, khi giao thông khu vực xung quanh nút giao Xa La được cải thiện, các tuyến đường song song, như Ngọc Hồi –Giải Phóng, đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương cũng sẽ được giảm tải.
Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và sớm triển khai thi công cầu vượt tại nút giao Xa La là một yêu cầu cấp thiết, không chỉ nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông mà còn tạo ra những lợi ích dài hạn cho khu vực. Bởi vậy, chính quyền địa phương cần quyết liệt hơn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, vì lợi ích của cộng đồng./.
Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 đề nghị ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La; Báo cáo thẩm tra số 402/BC-DT ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp.
Điều 1. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau:
Nghị quyết này quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã (sau đây gọi chung là Hợp tác xã).
3. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
3.1. Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng, dự án đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 và Nghị quyết này.
3.2. Đối với những cơ chế, chính sách đã được quy định tại các văn bản do Trung ương ban hành thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó.
3.3. Trường hợp nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ cao nhất.
4. Nội dung hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ
Các nội dung hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ được quy định chi tiết tại Biểu số 01, Biểu số 02 kèm theo Nghị quyết này.
Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí tối thiểu 5% trên tổng số vốn chi ngân sách địa phương cho ngành nông nghiệp, cùng với các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2020.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa nhận được hỗ trợ nhưng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận hỗ trợ trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của HĐND tỉnh.
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2020./.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
- Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp mức chênh lệch lãi suất vay cho doanh nghiệp qua Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa doanh nghiệp với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký.
- Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.
- Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
- Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Công suất sơ chế cà phê tối thiểu 5.000 tấn quả tươi/năm.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sơ chế cà phê theo công nghệ tiên tiến được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng xử lý chất thải, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc trong hàng rào dự án, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc dùng chung toàn tỉnh, in ấn tem, nhãn điện tử thông minh Qrcode theo mẫu chung hoặc theo đặt hàng của từng doanh nghiệp).
- Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học.
- Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/doanh nghiệp để xây dựng mã số, mã vạch.
- Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ tối đa 48 triệu đồng/doanh nghiệp trong vòng 24 tháng để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 100 triệu đồng/doanh nghiệp để in nhãn mác, mua bao bì mới đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
- Diện tích trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP; cây ăn quả 10 ha trở lên (cây ăn quả trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên); cây Chè, cây Cà phê từ 30 ha trở lên; rau các loại từ 5 ha trở lên (rau trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên).
- Quy mô chăn nuôi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt từ 200 con/năm trở lên; bò sữa từ 100 con/năm trở lên; lợn thịt từ 3.000 con/năm trở lên; gia cầm từ 30.000 con/năm trở lên; nuôi thủy sản: Nuôi lồng bè từ 50 lồng/năm trở lên; nuôi ao, hồ từ 01 ha mặt nước trở lên.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 50 triệu đồng/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản được Tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương tự.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm
Các bên tham gia liên kết ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản phải có quy mô như sau:
+ Quả tươi các loại (Xoài, nhãn, bơ, cây có múi, chanh leo, dứa, hồng, lê, thanh long, na, dâu tây, mận...): 50 ha trở lên.
+ Trồng Cà phê: 100 ha trở lên.
+ Nhiều loại nông sản bao gồm: (quả, rau, dược liệu, chè, cà phê…) khác nhau: 100 ha trở lên.
+ Chăn nuôi: Bò 200 con trở lên; lợn 1.000 con trở lên; gà 10.000 con trở lên.
+ Nuôi Cá lồng: 200 lồng trở lên.
Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án
Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
Hỗ trợ tối đa 60% chi phí nhưng không quá 30 triệu đồng/dự án.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Hợp tác xã có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
- Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp mức chênh lệch lãi suất vay cho doanh nghiệp qua Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa Hợp tác xã với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký.
- Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.
- Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
- Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Hỗ trợ đầu tư dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô
Quy mô từ 500.000 cây/năm trở lên.
Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở sơ chế cà phê
Công suất sơ chế cà phê tối thiểu 5.000 tấn quả tươi/năm.
Hợp tác xã có dự án đầu tư cơ sở sơ chế cà phê theo công nghệ tiên tiến được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng xử lý chất thải, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc trong hàng rào dự án, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò thịt tập trung
Quy mô nuôi từ 100 con trở lên.
Hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi bò thịt tập trung được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản
+ Công suất cơ sở chế biến sản phẩm quả có quy mô tối thiểu 500 tấn/năm.
+ Công suất cơ sở chế biến dược liệu có quy mô tối thiểu 300 tấn/năm.
+ Công suất cơ sở chế biến thủy sản có quy mô tối thiểu 200 tấn/năm.
Dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản được hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. Mức hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án.
Trường hợp sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến khi được công nhận là sản phẩm chủ lực quốc gia, chủ lực của tỉnh, ngoài mức hỗ trợ trên, được hỗ trợ bổ sung không quá 01 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản nông sản
+ Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày.
+ Cơ sở bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, cà phê đạt 500 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 50 tấn kho.
Hợp tác xã đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, kho lạnh, bảo quản sinh học) được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị. Mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bán công nghiệp công suất tối thiểu đạt 20 con trâu, bò, ngựa/ngày; 100 con lợn, dê/ngày; 500 con gia cầm/ngày.
- Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án; mức hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã để thuê đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc dùng chung toàn tỉnh, in ấn tem, nhãn điện tử thông minh Qrcode theo mẫu chung hoặc theo đặt hàng của từng Hợp tác xã).
- Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học.
- Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã kinh phí xây dựng mã số, mã vạch.
- Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/hợp tác xã để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ tối đa 48 triệu đồng/hợp tác xã trong vòng 24 tháng để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 100 triệu đồng/hợp tác xã để in nhãn mác, mua bao bì mới đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
- Diện tích trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Cây ăn quả 10 ha trở lên (cây ăn quả trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên); cây chè, cây cà phê từ 30 ha trở lên; rau các loại từ 5 ha trở lên (rau trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên).
- Quy mô chăn nuôi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt từ 200 con/năm trở lên; bò sữa từ 100 con/năm trở lên; lợn thịt từ 3.000 con/năm trở lên; gia cầm từ 30.000 con/năm trở lên; nuôi thủy sản: Nuôi lồng bè từ 50 lồng/năm trở lên; nuôi ao, hồ từ 01 ha mặt nước trở lên.
- Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 50 triệu đồng/hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản được Tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương tự.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Hợp tác xã khi tham gia liên kết được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm
Các bên tham gia liên kết ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản phải có quy mô như sau:
+ Quả tươi các loại (Xoài, nhãn, bơ, cây có múi, chanh Leo, dứa, hồng, lê, thanh long, na, dâu tây, mận….): 50 ha trở lên.
+ Trồng Cà phê: 100 ha trở lên.
+ Nhiều loại nông sản bao gồm: (quả, rau, dược liệu, chè, cà phê…) khác nhau: 100 ha trở lên.
+ Chăn nuôi: Bò 200 con trở lên; lợn 1.000 con trở lên; gà 10.000 con trở lên.
+ Nuôi Cá lồng: 200 lồng trở lên.
Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án
Hợp tác xã khi tham gia liên kết được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
Hỗ trợ tối đa 60% chi phí nhưng không quá 30 triệu đồng/dự án