Công Ty Vinacoma Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Ở Mỹ Mới Nhất

Công Ty Vinacoma Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Ở Mỹ Mới Nhất

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

XIN VISA EB3 ĐỊNH CƯ MỸ- LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Tóm tắt: Anh Bùi Văn H. được Công Ty TCL. Quảng cáo về việc làm việc và định cư tại Mỹ theo diện EB3. Quá trình TCL. tư vấn, anh H. được biết diện EB3 không cần điều kiện bằng cấp, chỉ cần sức khoẻ ổn định, có thể bảo lãnh vợ và con dưới 18 tuổi đi cùng. Con qua đó học tập miễn phí cho tới năm 18 tuổi. Thấy trên website quy mô TCL. lớn, đội ngũ nhân sự hùng hậu, gồm các Luật sư, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp. Qua việc tham gia các buổi hội thảo do TCL. tổ chức, anh H. cảm thấy tin tưởng, có rất nhiều người ký hợp đồng tại buổi hội thảo, thậm chí có nhiều trường hợp được giới thiệu đã xin visa EB3 thành công dễ dàng. Vì vậy, anh Hoà đã tin tưởng và ký hợp đồng EB3 trị giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi đóng tiền và thanh toán tiền đầy đủ, tới ngày phỏng vấn (dù nhân viên TCL. hôm trước phỏng vấn đã báo phỏng vấn chỉ là thủ tục, đậu chắc) nhưng cuối cùng phỏng vấn visa không đậu. Không chỉ anh H. mà rất nhiều anh chị khác cũng gặp tình trạng tương tự. Vì vậy, tất cả cùng nhau liên hệ lại TCL. nhưng văn phòng thì chuyển chỗ, nhân viên không còn (chỉ trả lời qua email).  Vì đã lỡ đóng tiền nên họ đành đợi vì trong group chung có một số người (không biết ngừoi phía TCL hay nạn nhân) cho rằng xin visa Mỹ rất lâu nên anh H. và mọi người đợi thêm. Nhưng càng đợi càng không có tin tức gì và linh tính nhiều điều bất ổn. Do vậy, Anh H. và một số người cùng hợp nhau lại đi tìm ban lãnh đạo TCL nhưng không được, họ vẫn đăng bài trên facebook, email vẫn trả lời nhưng tuyệt nhiên không gặp trực tiếp được. Nhận thấy bất thường, anh H. cùng một số anh chị đã gửi đơn cho công an trình báo, tuy nhiên công an đã trả hồ sơ vì cho rằng không có yếu tố hình sự, chán nản, anh H. cùng nhóm nạn nhân đã tìm đến phóng viên mong điều tra viết bài để cảnh giác những nạn nhân khác. Tuy nhiên… cuối cùng vụ việc cũng chìm xuồng. Sau đó nhóm anh H. vẫn không bỏ cuộc mà tìm tới Luật sư Huyền. Vậy Luật sư hình sự đã giải quyết vụ án như thế nào?

Tất cả thông tin đều mang tính thuyết phục, vì vậy không riêng gì anh Hoà, nhiều người khác còn  bán nhà, bán đất nhanh nhanh lấy tiền đóng phí hợp đồng cho TCL.

Luật sư hiểu rằng vụ việc có dấu hiệu hình sự nhưng việc thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm gặp nhiều khó khăn vì đối tượng phạm tội có nhiều thủ đoạn tinh vi, lươn lẹo, am hiểu pháp luật để né tránh sự trừng phạt.

Do vậy, Luật sư đã tập hợp không chỉ hồ sơ của anh H. mà còn lắng nghe, đọc hồ sơ của nhiều nạn nhân khác để củng cố chứng cứ.

Bản chất, đối tượng phạm tội có kinh nghiệm làm việc (không phải vai trò Luật sư mà là Marketing) trong các công ty Luật nước ngoài nên rất am hiểu quy định cũng như tâm lý của khách hàng (nạn nhân) rất muốn định cư tại Mỹ, diện EB3 với các điều kiện đơn giản lại càng dễ tiếp cận đối tượng khách hàng. Việc của nhóm đối tượng là marketting để làm sao nạn nhân tin tưởng tuyệt đối, ký hợp đồng và giao tiền.

Dù có chiêu trò như thế nào đi chăng nữa thì nhóm đối tượng cũng để lại dấu vết.

Quá trình nghiên cứu và thẩm tra tài liệu, Luật sư nhận thấy khả năng lươn lẹo của nhóm đối tượng rất cao, thật thật- giả giả lẫn lộn, nếu đi chứng minh hết tất cả những thủ đoạn gian dối của nhóm đối tượng thì không đủ thời gian, nhân lực. Do vậy, Luật sư quyết định chỉ tập trung chứng minh những điểm gian dối chính, mang ý nghĩa trực diện giải quyết vụ án.

Đây là điểm mạo danh chính, là yếu tố gian dối chính khiến nạn nhân tin tưởng ký hợp đồng và giao tiền.

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, Luật sư thiết lập hồ sơ tố cáo để chuyển cho công an điều tra.

Sau khi điều tra sơ bộ, công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Xem thêm: Quan điểm của LS Phùng Huyền đối với vấn đề Lừa đảo làm Visa giá rẻ.

Trình tự, thời hạn giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo Điều 28 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, trình tự giải quyết tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

“Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”

Theo đó, trình tự giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua 4 bước là:

Bước 1: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo.

Bước 2: Người giải quyết tố cáo tiền hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp/cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, thông tin làm rõ nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu được thu thập phải ghi chép thành văn bản, lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo kết quả xác minh và kiến nghị xử lý.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: Dựa vào nội dung tố cáo, giải trình của người tố cáo và kết quả xác minh tố cáo,... người giải quyết tố cáo ban hành kết luận của nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo dựa vào kết luận nội dung tố cáo để thực hiện:

- Nếu kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo vi phạm sai sự thật.

- Nếu kết luận người bị tố cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cho cơ quan, tổ chức thẩm quyền xử lý theo quy định.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

6 lưu ý khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:

- Mô tả cụ thể vụ việc: Đưa ra các mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.

- Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng nào mà bạn thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,...

- Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,...) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.

- Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.

- Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Bạn cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn, có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.