Tuy nhiên gần đây, tại các công trường xây dựng của các doanh nghiệp vốn nước ngoài đang đầu tư cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất - kinh doanh có sự hiện diện của nhiều nhà thầu phụ đến từ các địa phương khác thực hiện các gói thầu đã xảy ra một số phức tạp. Đó là việc xuất hiện một số đối tượng núp bóng danh nghĩa các công ty, mặc trang phục công trường xộc thẳng vào gặp nhóm trưởng công nhân hoặc đại diện của các nhà thầu, yêu cầu họ phải “nộp tiền bảo kê” cho các hoạt động xây dựng, lắp đặt.. Chúng còn trắng trợn đe dọa, nếu không nộp tiền mọi hoạt động thi công sẽ bị dừng lại. Ngay cả đến nơi ở trọ của công nhân cũng sẽ bị đập phá đồ đạc. Người bị hại thường do lo sợ bị trả thù, mất việc làm nên không dám trình báo với cơ quan chức năng. Một số vụ việc điển hình:
Quảng Ninh rà soát gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An
Báo Thanh Niên ngày 22/4 dẫn thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh
cho hay, đơn vị đã chủ động rà soát các công trình liên quan đến nhà thầu.
Theo đó, việc rà soát được tiến hành sau khi Quảng Ninh nhận được thông tin về vụ việc Công ty CP Tập đoàn Thuận An bị điều tra và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng bị bắt.
Theo nhà chức trách, tại Quảng Ninh đã xác định, đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Tập đoàn Thuận An liên danh với 2 doanh nghiệp khác thi công gói thầu số 13, tổng giá trị hơn 706 tỷ đồng, thuộc dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều (Quảng Ninh); đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1).
Được biết, gói thầu số 13 Xây dựng cầu Lạch Gạc 1, cầu Lạch Gạc 2, cầu Sến, cầu Đen, cầu Tân Yên 1, cầu Tân Yên 2, cầu Hang Son, cầu Sông Cầu Vàng, cầu Sông Cầm, cầu Sông Đạm Thủy thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ Đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ở giai đoạn 1 thì giá trúng thầu 706 tỷ đồng; trong đó bao gồm công tác khảo sát, thiết kế…
Đồng thời, liên danh Công ty CP Tập đoàn Thuận An đã ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh vào ngày 26/4/2023 với thời hạn thi công trong vòng 570 ngày, từ 27/4/2023 – 17/11/2024.
Cũng tại gói thầu số 13, phần việc của Công ty CP Tập đoàn Thuận An chiếm khoảng 50% tổng giá trị hợp đồng, với "hệ sinh thái" gồm 2 nhà thầu là Công ty CP Tập đoàn Thuận An - TAG và Công ty CP đầu tư hạ tầng Thuận An - MK.
Hai nhà thầu thuộc tập đoàn Thuận An tiến hành thi công cầu Tân Yên 2, cầu Hang Son, cầu Sông Cầm, cầu Sông Đạm Thủy, với giá trị hơn 354 tỷ đồng.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh cho hay, giá trị thi công của Công ty CP Tập đoàn Thuận An đã hoàn thành là hơn 174 tỷ đồng.
Về phần mình, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã giải ngân cho Công ty CP Tập đoàn Thuận An trong 6 đợt là hơn 105 tỷ đồng. Số dư tạm ứng của Công ty CP Tập đoàn Thuận An là hơn 73 tỷ đồng và sẽ được chủ
Cơ quan chức năng địa phương cũng nêu, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh đang giữ lại của nhà thầu Công ty CP Tập đoàn Thuận An hơn 5 tỷ đồng, tương ứng với 5% giá trị nghiệm thu thanh toán.
Trước lo ngại liệu việc bắt loạt lãnh đạo tập đoàn Thuận An có gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, báo Thanh Niên dẫn thông tin từ đại diện Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, Công ty CP Tập đoàn Thuận An đang triển khai thi công gói thầu trên “bình thường, đảm bảo bảo tiến độ, chất lượng theo hợp đồng”.
Cùng với việc đốc thúc các dự án dang dở, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp tục rà soát các gói thầu khác liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Thuận An đã hoàn thành, quyết toán xong như gói thầu sông Rút thuộc dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bản thuộc dự án cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên.
Ông Phạm Thái Hà vì sao bị bắt?
Liên quan đến vụ án tập đoàn Thuận An, như Sputnik đã đề cập, đến thời điểm hiện tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 7 bị can.
Trong đó, mọi sự chú ý hiện đang dồn vào việc bắt bị can Phạm Thái Hà – là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
phát thông báo cho biết, ngày 21/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.
Việc bắt ông Phạm Thái Hà nằm trong quá trình Bộ Công an Việt Nam mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Ông Hà, sinh năm 1976, quê Thái Bình, tiến sĩ kinh tế, là cán bộ nhà nước thứ 4 (sau 3 bị can ở Bắc Giang bị bắt trước đó) và cũng là người giữ chức vụ cao nhất bị bắt, tính đến thời điểm này.
Về lý do bắt ông Phạm Thái Hà, theo thông báo của Bộ Công an cho biết, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị khởi tố và bị bắt tạm giam về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Tội danh của ông Hà được xác định theo quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đối, bố sung năm 2017.
Người phát ngôn Bộ Công an – Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, sáng nay 22/4/2024, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các lệnh, quyết định nêu trên. Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành các lệnh, quyết định này.
Như Sputnik cũng đã đề cập, trước khi bị bắt, ông Phạm Thái Hà từng là kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (CPA) chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Ông Phạm Thái Hà từng trải qua các vị trí như Thư ký Tổng Kiểm toán Nhà nước, thư ký bộ trưởng Bộ Tài chính - hàm vụ trưởng, thư ký của trưởng Ban Kinh tế trung ương, trợ lý phó thủ tướng Chính phủ, trợ lý bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tháng 5/2022, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội
Trước Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà bị khởi tố, 3 bị can là lãnh đạo gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An bị bắt gồm:
1. Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
2. Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
3. Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, 3 bị can là lãnh đạo, cán bộ quản lý Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang bị bắt là:
1. Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang;
2. Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang. Cả ông Thạo và ông Cường cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.
3. Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Bộ Công an khẳng định, hiện Cơ quan
điều tra vẫn đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.
ANTT.VN - Theo thông tin mới nhất được Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) công bố sáng nay (26/06), ông Lê Văn Hướng – nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty đã bị khởi tố từ ngày 17/06/2015.
Bị khởi tố trước khi miễn nhiệm
Ngay sau khi công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật công bố thông tin nguyên Chủ tịch HDDQT kiêm Giám đốc công ty Lê Văn Hướng bị tạm giam để điều tra những sai phạm cá nhân, sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã có công văn yêu cầu giải trình về vấn đề này.
Ông Lê Văn Hướng đã bị khởi tố từ ngày 17/06/2015
Đại diện JVC – Phó giám đốc Nguyễn Thị Quỳnh Anh cho biết ông Lê Văn Hướng đã bị bắt tạm giam, có quyết định khởi tố bị can của CA TP Hà Nội – cơ quan cảnh sát điều tra về tội lừa dối khách hàng - quy định tại điều 162 BLHS.
Đến sáng 23/06/2015, Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật mới nhận được bản gốc quyết định khởi tố.
Được biết, ngày 21/06/2015, HĐQT công ty đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Giám đốc đối với ông Lê Văn Hướng. Ông Kyohei Hosono được bầu làm Chủ tịch, trong khi ông Nguyễn Hữu Hiếu đảm nhiệm chức vụ Giám đốc của công ty.
Vợ ông Hướng bán giải chấp 1,8 triệu cổ phiếu
Trước khi thực hiện giao dịch, bà Nguyễn Thị Hạnh sở hữu xấp xỉ 1,89 triệu cổ phiếu JVC, tương đương 1,68% vốn điều lệ của CTCP thiết bị y tế Việt Nhật.
Giao dịch cổ phiếu của vợ ông Hướng không được báo cáo dù là cổ đông nội bộ
Được biết, bà Nguyễn Thị Hạnh hiện là ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của JVC. Ngoài ra, bà Hạnh cũng là vợ ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của JVC và là chị gái của tân Tổng giám đốc Nguyễn Đức Hiếu.
Đáng chú ý, mặc dù là cổ đông nội bộ của công ty nhưng trước đó giao dịch cổ phiếu của bà Hạnh không được công bố.
Được biết, bà Hạnh đã bán thành công 1,8 triệu cổ phiếu, qua đó giảm số cổ phần JVC nắm giữ xuống còn 89.657 cổ phiếu chiếm tỷ lệ 0,08% vốn điều lệ.
Giao dịch được thực hiện vào ngày 15/6/2015, phiên giao dịch có khối lượng tăng đột biến với 12,49 triệu cổ phiếu JVC trao tay.