Bài thi đánh giá của Bộ Công an dự kiến gồm ba phần, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý.
II/ Cấu trúc chi tiết từng phần trong đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa HN
Tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về 4 phần thi trong cấu trúc đề thi đánh giá tư duy:
Học sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian 60 phút. Phần thi có thể đánh giá được sự phát triển tư duy và năng lực toán của học sinh bằng các kiến thức trong chương trình Toán học lớp 11, 12 và một phạm vi nhỏ kiến thức về số học.
Hệ thống kiến thức sẽ bao gồm: Số học; Hàm số; Đại số; Hình học; Thống kê và xác suất. Phần thi sẽ nhấn mạnh vào khả năng áp dụng tính toán hoặc ghi nhớ công thức và tư duy định lượng. Đây là phần thi quan trọng cho những khối ngành khoa học công nghệ, công nghiệp, kỹ thuật, nông nghiệp, tài chính, kinh tế, ngân hàng, y dược.
Phần Tư duy học điểu chiếm thời lượng 30 phút với hình thức thi là trắc nghiệm. Phần thi này đòi hỏi học sinh chuyển hóa được ý nghĩa từ các văn bản khoa học, văn bản báo chí, văn bản văn học,… nhằm đo lường, đánh giá học sinh về khả năng đọc nhanh và hiểu đúng.
Các câu hỏi ở phần thi này sẽ yêu cầu học sinh cần phải sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định được những ý chính, định vị và giải thích được những chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, hiểu mối quan hệ nhân quả, so sánh, xác định được ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa theo ngữ cảnh; việc khái quát hóa, phân tích về giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các bằng chứng và đòi hỏi trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều các văn bản liên quan.
Nội dung đọc hiểu ở trong đề thi đa dạng, phong phú liên quan đến những chủ đề về khoa học, công nghiệp, công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, kinh tế, y dược.
Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)
Đánh giá được năng lực đọc hiểu văn bản, khả năng sử dụng tiếng Việt và khả năng cảm thụ, phân tích những tác phẩm văn học. Đề thi có tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh cần nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để có thể áp dụng vào giải quyết những vấn đề liên quan.
(Câu hỏi trong phần thi tiếng việt trong đề thi mẫu đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM 2023)
Đánh giá về năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở các cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua những nội dung: Nhận diện lỗi sai, lựa chọn cấu trúc câu, đọc hiểu đoạn văn, đọc hiểu câu:
(Câu hỏi trong phần thi tiếng anh trong đề thi mẫu đánh giá năng lực ĐHQG – HCM 2023)
Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề:
Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề diễn ra trong thời gian 60 phút, học sinh sẽ được đánh giá về khả năng đo lường, phân tích, giải thích, đánh giá và giải quyết vấn đề cần thiết trong những lĩnh vực khoa học khác nhau.
- Tư duy tái hiện: Thể hiện về khả năng nhớ lại kiến thức và thực hiện tư duy theo đúng quy trình.
- Tư duy suy luận: Thể hiện về khả năng lập luận có căn cứ, phân tích và tổng hợp dựa theo việc vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.
- Tư duy bậc cao: Thiết lập và thực hiện các mô hình giải thích, đánh giá dựa trên bằng chứng.
Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề sẽ đánh giá được khả năng phân tích dữ liệu, tính toán, chỉ ra được phương án phù hợp so với thông tin cung cấp. Ngoài ra, học sinh cũng có thể tự thiết lập và thực hiện được những mô hình tương đương, suy luận và lựa chọn được kết quả tối ưu nhất.
Bài thi đánh giá năng lực Bộ Công an gồm có 2 phần thi (trắc nghiệm, tự luận). Thí sinh hoàn thành bài thi trong 180 phút (1 buổi), trong đó cả 2 phần trắc nghiệm và phần tự luận đều có thời gian làm bài là 90 phút.
Phần thi trắc nghiệm đánh giá kiến thức của các thí sinh ở 3 lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên: gồm 25 câu hỏi (25 điểm tương ứng mỗi câu 1 điểm)
- Khoa học xã hội: gồm 25 câu hỏi (25 điểm tương ứng mỗi câu 1 điểm)
- Ngôn ngữ: thí sinh được lựa chọn 1 trong 2 ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung với 20 câu (10 điểm tương ứng mỗi câu 0,5 điểm)
Phần tự luận, thí sinh được lựa chọn 1 trong hai lĩnh vực đó là Toán học hoặc Ngữ văn.
- Môn Toán có từ 3 – 5 câu với 40 điểm, trong đó kiến thức lớp 12 (80%), kiến thức lớp 10 và lớp 11 (20%).
- Môn Ngữ văn gồm có 2 câu với 40 điểm nằm trong kiến thức lớp 12, trong đó câu 1 đọc hiểu (10 điểm); câu 2 làm văn (30 điểm).
Đề thi của Bộ Công an gồm 4 mã đề để các thí sinh có thể lựa chọn dựa theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển:
(4 mã đề thi đánh giá năng lực Bộ Công an)
Xem thử Đề ĐGNL ĐHQG Hà Nội Xem thử Đề ĐGNL ĐHQG HCM Xem thử Đề ĐGTD ĐHBK Hà Nội
Xem thêm thông tin mới nhất về kì thi Đánh giá năng lực năm 2023:
Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2023
Để có thể hình dung tốt nhất về Cấu trúc chung đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023. Các em học sinh nên tham khảo về cấu trúc chung của đề thi ĐGNL của ĐHQGHN chính thức năm 2022 dưới đây:
(Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đại học quốc gia hà nội năm 2023)
Như vậy, Đề thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 đa số là những câu hỏi trắc nghiệm. Có tổng cộng 150 câu trong đề thi, trong đó gồm có 132 câu trắc nghiệm (lựa chọn 1 trong 4 đáp án A, B, C, D) cùng với 18 câu hỏi dạng điền đáp án.
⇒ Điểm bài thi ĐGNL ĐHQG – HCM được tính như thế nào?
Bài thi đánh giá năng lực TPHCM có mức điểm cho mỗi câu hỏi là khác nhau (tính theo độ khó của từng câu). Nhiều thí sinh tính nhẩm rằng 120 câu có tổng số điểm 1200 thì tương đương với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm là SAI (có những câu dễ thì chỉ được có 5 – 7 nhưng những câu khó thì có thể đạt được 13 – 15 điểm).
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) vẫn gồm 3 phần nhưng một phần cho thí sinh lựa chọn 3 trong 5 môn học.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30/5 cho biết bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.
Cấu trúc bài thi HSA năm 2025. Ảnh: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội
Cụ thể, phần Toán học và Xử lý số liệu là bắt buộc. Thí sinh làm 50 câu hỏi trong 75 phút. Trong đó, 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần bắt buộc thứ hai là Ngôn ngữ - Văn học với 50 câu trắc nghiệm, làm trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,...
Ngữ liệu được lựa chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Cuối cùng là phần tự chọn. Thí sinh làm bài Khoa học, gồm 50 câu trắc nghiệm và điền đáp án, trong 60 phút. Khác với hiện tại, thí sinh được chọn 3 trong 5 lĩnh vực ở phần này, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Nội dung kiến thức các lĩnh vực như sau:
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng phần lựa chọn về Ngoại ngữ để thay thế phần Khoa học, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt. Phần này được trường công bố sau.
Mỗi chủ đề thi còn xuất hiện câu hỏi chùm. Trong một ngữ cảnh kèm dữ liệu, đề thi sẽ có 1-3 câu hỏi để đánh giá năng lực của thí sinh, như khả năng nhận định, phân tích, đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Dự kiến trong tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố đề thi tham khảo của bài thi HSA 2025.
Thí sinh dự thi HSA đợt tháng 3. Ảnh: VNU
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai kỳ thi riêng lớn nhất cả nước. Khoảng 90 trường đại học sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển đầu vào.
Thí sinh thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (Ảnh: VNU).
Cụ thể, cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1 - toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2- ngôn ngữ - văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 - khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Về hình thức, bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực lý, hóa, sinh, sử, địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).
Riêng phần lựa chọn liên quan đến ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 gồm 3 phần (Ảnh: VNU).
Về câu hỏi, sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1-3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.
Phần 1 (bắt buộc): toán học và xử lý số liệu được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần 2 (bắt buộc): ngôn ngữ - văn học được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Phần 3 (tự chọn): Khoa học thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Đề thi tham khảo của bài thi đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8/2024.
Năm 2019, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và một số trường ngoài hệ thống.
TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:
Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học
Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội
Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.