Các Hoạt Động Ngày Pháp Luật

Các Hoạt Động Ngày Pháp Luật

Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong Tháng cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (tháng 11), các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước:

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.

Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự vận dụng linh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.

Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật.

Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp không có quyền được tư vấn pháp luật.Không chỉ khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn)đều có quyền được tư vấn về những vấn đề mình đang gặp phải.

Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, người dân có thể được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.Chính vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nhận thấy rằng, khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của họ cũng sẽ bị lệch lạc, có thể sẽ không đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.

Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn.Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người được tư vấn

Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư vấn pháp luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.

Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc,để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật  để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình

Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.

Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.

Tư vấn pháp luật góp phần hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội .Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống, những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.

Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu sót.những quy định còn  hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.

Khi sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật, những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.

Cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt NamNgày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 (Ngày Pháp luật Việt Nam) được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị trí thượng tôn của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.Năm 2024 - năm thứ 12 triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam với nhiều điểm nhấn, nét mới về nội dung, cách làm theo hướng đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực, gắn với nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương và Bộ Tư pháp, nhiều bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương đã tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Có 14 bộ, ngành, đoàn thể trung ương[1] và 63 địa phương ban hành Kế hoạch, văn bản và tập trung chủ yếu trong tháng cao điểm với nhiều hoạt động sôi nổi, quy mô trên diện rộng.Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp có điểm nhấn và lan tỏa kịp thời thông điệp về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật Trước hết là Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương đã tổ chức thành công Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”, trong đó đã xác định đúng và trúng các điểm nghẽn của thể chế mà doanh nghiệp đang rất quan tâm. Đó là thủ tục trong dự án có sử dụng đất, thuế và hoàn thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt, lần đầu tiên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư đã đến làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Đồng chí đã đặt ra một số yêu cầu về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh “phải coi việc lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên”, “đổi mới công tác PBGDPL và tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp”... Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới” nhằm huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà thực tiễn, nhà quản lý để thảo luận về những chỉ đạo, định hướng đổi mới công tác xây dựng pháp luật của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhiều thông điệp, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đã chú trọng truyền thông những nội dung cốt lõi, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về Chống lãng phí… Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, xây dựng các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, diễn đàn, nhắn tin về Ngày Pháp luật Việt Nam trên mạng viễn thông, pano cổ động, Tọa đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam” được tổ chức nhằm phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông chính sách, PBGDPL…Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại huyện Cát Hải, thành phố Hải PhòngHưởng ứng Ngày Pháp luật tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương với nhiều cách làm, hướng tới thực chất, cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Tại các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật được chú trọng triển khai thiết thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Trong đó, có một số hoạt động tiêu biểu như ngày 07/11/2024 Bộ Công an đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trực tuyến từ hội trường Bộ Công an do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công chủ trì buổi lễ. Ngày 08/11/2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”;… Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng về hình thức để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhiều địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp[2]; một số địa phương tổ chức Lễ mít tinh, Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam[3], treo băng rôn, panô hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại trụ sở cơ quan… Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại các trường học trên địa bàn gắn với các hoạt động cụ thể như tổ chức Phiên tòa giải định, phát động cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật Việt Nam"…; Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Người mù thành phố tổ chức Cuộc thi Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024. Tại Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng và UBND huyện Cát Hải tổ chức tuyên truyền chống khai thác IUU cho 190 đại biểu là cán bộ, nhân dân, ngư dân địa bàn huyện Cát Hải cho chủ phương tiện và ngư dân trên tàu cá trên địa bàn huyện Cát Hải đang neo đậu tại bến, phát 05 nghìn tờ gấp tuyên truyền các loại. Tại Cà Mau, Sở Tư pháp tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tại Sơn La, Sở Tư pháp tổ chức trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến về Luật tiếp cận thông tin và sơ kết thực hiện Đề án 1739 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Quảng Trị, tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn. Tại Lào Cai, tổ chức Phiên tòa lưu động và tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng cháy, chữa cháy. Tại Ninh Thuận, tổ chức Hội thi tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, trong đó tổng kết trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về Luật Căn cước – Định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”. Tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng, chống ma túy…Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại Trường Sĩ quan Pháo binhBên cạnh các hoạt động tổ chức Hội nghị, Lễ mít tinh, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp với các báo, đài xây dựng, phát sóng các chương trình truyền thông, phổ biến pháp luật trong tháng 10 - 11/2024 trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng lượng tin, bài về hưởng ứng Ngày Pháp luật, về tuyên truyền, PBGDPL các quy định pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; tổ chức các hoạt động PBGDPL thiết thực tại cơ sở;… Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng đi vào cuộc sống và trở thành một hoạt động chính trị, pháp lý thường niên, được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp; thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, lan tỏa rộng rãi tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Thanh TrangCục Phổ biến, giáo dục pháp luật[1] Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ.[2] Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc…[3] Tiền Giang, Yên Bái, Cà Mau, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Lạng Sơn…