Biểu Tình Tại Anh

Biểu Tình Tại Anh

Khoảng 100 sinh viên tại ĐH Phụ nữ Ewha (Seoul, Hàn Quốc) đã ngồi 4 ngày liên tiếp để biểu tình phản đối kế hoạch xây dựng một trường học buổi tối dành cho công nhân vào năm 2017.

Biểu tình, có nơi tổ chức hát hò, chụp ảnh vui vẻ

Chị Park (32 tuổi), nhân viên văn phòng ở thủ đô Seoul, kể lại chị xem tin tức về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố tình trạng thiết quân luật lúc 22h30 hôm 3-12. Ngay sau khi xem bản tin, chị lập tức với lấy chiếc áo khoác dày nhất và cùng bạn bắt taxi đến tòa nhà Quốc hội để tận mắt chứng kiến vụ việc.

“Tôi cảm thấy lo lắng khi không làm gì cả. Vì vậy, tôi đã đến đó. Tôi đi cùng một người bạn từng tham gia thắp nến biểu tình trước đây. Thú thật, tôi thấy rất vui vì đã đến đó”, chị Park kể với báo Korea Times.

“Tôi đã thấy rất sợ khi ngồi ở nhà, nhưng khi đến đó (tòa nhà Quốc hội) tôi lại không thấy sợ gì cả. Tôi sẽ mãi ghi nhớ ngày hôm ấy”, chị Park nói thêm.

Sau khi Tổng thống Yoon ban bố tình trạng thiết quân luật, khoảng 4.000 người đổ xô đến tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc, gây ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực này.

Đối đầu trực tiếp với quân đội và cảnh sát, đám đông người dân hôm đó hét lớn: “Hãy mở cổng đi. Hãy để các nhà lập pháp vào bên trong”.

Đám đông tụ tập trước tòa nhà Quốc hội vào đêm 3-12 chỉ là “màn dạo đầu” cho hàng loạt đám đông biểu tình nổi lên trong những ngày 4, 5 và 6-12 sau đó.

Từ tối 4-12, hàng ngàn người dân đã tập trung tại trung tâm các tỉnh thành lớn trên khắp Hàn Quốc để đốt nến, bày tỏ sự thất vọng với Tổng thống Yoon và yêu cầu ông phải từ chức.

Theo ghi nhận của truyền thông Hàn Quốc, người dân ở các thành phố khắp nước này như thủ đô Seoul, các thành phố Gwangju, Suncheon và Yeosu ở tỉnh Jeolla, Busan, Ulsan, Changwon và Daegu, cùng với tỉnh Gangwon và đảo Jeju đã đồng loạt đổ xô xuống đường tổ chức mít tinh, đốt nến, yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức.

Đây là lần đầu tiên, Hàn Quốc chứng kiến người dân trên khắp cả nước đồng loạt xuống đường đốt nến biểu tình như thế này kể từ năm 2016, khi cựu tổng thống Park Geun Hye bị luận tội.

Bất chấp nhiệt độ những ngày qua tại Hàn Quốc đã xuống dưới 0 độ, hàng ngàn người dân vẫn tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình. Đặc biệt, có những đám đông tổ chức biểu tình trong bầu không khí trang nghiêm, trong khi một số khác lại tổ chức hát hò, chụp ảnh vui vẻ dưới ánh nến, ánh đèn điện thoại hay ánh đèn từ các lightstick.

Trên các nền tảng mạng xã hội ở nước này cũng tràn lan các bài đăng khuyến khích người dân tham gia biểu tình tại khu vực nơi mình sinh sống.

Đi kèm với các bài đăng này là thông báo về danh sách những vật dụng thiết yếu cần mang theo khi đi biểu tình như sô cô la, khăn tay, túi sưởi để giữ ấm hay đeo khẩu trang và đội mũ để giấu mặt.

Ngoài ra, các bài đăng cũng đưa ra một số lời khuyên khác để đảm bảo tình hình an ninh trật tự khi tham gia biểu tình.

“Bạn sẽ phải gào hét liên tục trong suốt thời gian biểu tình. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn mang theo nước (nước không lạnh nhé) để bạn không bị tắt tiếng”, một bài đăng viết.

“Có rất nhiều cô gái trẻ muốn tham gia biểu tình nhưng lại sợ ở một mình. Đừng lo lắng vì bầu không khí ở đây rất dễ chịu”, một bài đăng “quảng cáo” về cuộc biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun và trước tòa nhà Quốc hội trên Internet.

Không chỉ đốt nến, nhiều đám đông biểu tình chọn mở đèn pin điện thoại hoặc dùng lightstick vẫy theo từng nhịp hò reo, từng bài hát - Ảnh: YONHAP

Hình thức biểu tình tại Hàn Quốc vô cùng đa dạng. Phần lớn người dân sẽ cầm biểu ngữ, hò reo và tuần hành trên đường phố trong các buổi biểu tình. Theo luật pháp hiện hành ở Hàn Quốc, những người tổ chức biểu tình và tuần hành ngoài trời phải nộp thông báo cho đồn cảnh sát khu vực trước sự kiện 48 giờ, trong đó họ phải liệt kê các vật dụng sẽ sử dụng như băng rôn, biểu ngữ và cả các vòng hoa tang.

Trong những cuộc biểu tình vào tối 4 và 5-12 vừa qua nhằm yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức, người dân đã thắp nến và ca hát. Thậm chí một “ca sĩ giấu tên” đã chế lại lời một bài hát Giáng sinh, khiến bầu không khí tại buổi biểu tình vô cùng hào hứng.

Trong khi đó những người dân khác, đặc biệt là người hâm mộ K-pop đã chọn cách gửi một số lượng lớn hoa tang đến trụ sở công ty nhằm “tổ chức tang lễ cho sự công bằng”.

Một hình thức biểu tình khác được ghi nhận ở Trường đại học nữ Dongduk (Seoul), khi các sinh viên đồng loạt cởi áo đồng phục, phủ kín cổng trường bằng áo đồng phục để phản đối việc nhà trường dự định chuyển đổi đối tượng đào tạo từ nữ thành cả nam và nữ.

🏢Tầng 3, Tòa nhà D12 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Năm 1959, tuyến hậu cần chi viện chiến lược Đông Trường Sơn trên đất Việt Nam cung cấp binh lực, vật lực cho chiến trường miền Nam được xây dựng. Nhưng đế quốc Mỹ và tay sai liên tiếp mở các cuộc tấn công quy mô hòng cắt đứt sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam trên tuyến đường này. Trước tình thế đó, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã thỏa thuận, đi đến thống nhất "lật cánh" mở tuyến sang Tây dãy Trường Sơn trên đất bạn Lào. Tuyến Tây Trường Sơn ban đầu là đường mòn, đường đi bộ, gùi thồ, sau đó phát triển lên thành đường cho ô tô vận chuyển cơ giới, đường ống xăng, dầu, đường dây thông tin trần...

Cuối năm 1961, tôi cùng đơn vị hành quân vào Trường Sơn, làm nhiệm vụ đưa bộ đội, vật chất hậu cần từ trạm khách sân bay Đồng Hới vào làng Ho (Quảng Bình). Đến mùa khô 1962-1963, chúng tôi được lệnh quay ra chuyển quân, chuyển hàng trên hướng Đường 12. Khi vào đến Thanh Lạng thì được trang bị quân phục của bộ đội Pathet Lào và chính thức bắt đầu những ngày cùng bạn "chia lửa"!

Ngay những ngày đầu ở Tây Trường Sơn, chúng tôi đã cảm thấy sự khác biệt rõ rệt. Nếu ở làng Ho tất cả đều im ắng, bí mật tuyệt đối thì không khí ở đây khá nhộn nhịp. Khí thế như chuẩn bị đi chiến đấu. Qua đồn biên phòng cửa khẩu là tới Ga Na Tè, địa danh đầu tiên của Lào, tiếp đó là Ba Na Phào, Lằng Khằng... Đêm đầu tiên chúng tôi ngủ ở giữa rừng Lào, phía xa thấy ánh lửa lập lòe trong bản Lằng Khằng, tiếng trống, tiếng đàn theo nhịp lăm-vông của dân bản tạo cảm giác yên bình đến kỳ lạ. Thời gian sau đó, đi đến đâu trên đất bạn, chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ chân tình. Những Khe Hó, Vít Thù Lù, Bãi Dinh, Cổng Trời, Mụ Giạ, Xiêng Phan, Pác Pha Năng, những bản làng như Na Nhôm, Na Mô, Na Hi, cầu Ca Tép hay ngã ba Xê Tà Muộc, Na Bo... dần trở thành một phần máu thịt của chúng tôi, của những người lính lái xe Trường Sơn.

Chuyển hướng hoạt động sang Tây Trường Sơn, ngoài nhiệm vụ trung tâm, bộ đội Trường Sơn còn phối hợp với lực lượng cách mạng Lào mở nhiều đợt hoạt động quân sự ở Trung và Hạ Lào, giải phóng một vùng rộng lớn. Từ đó tạo thành một hành lang dài và rộng theo chiều Đông-Tây. Cho đến năm 1973, toàn tuyến 559 gồm 5 trục dọc thì có đến 4 trục chạy trên đất Lào, 21 trục ngang thì 3/4 là trên đất Lào. Khi Mỹ, ngụy ném bom ác liệt trên tuyến Đông Trường Sơn thì chúng ta vận chuyển trên nước bạn Lào là chính. Nhân dân Lào sinh sống dọc tuyến Tây Trường Sơn đã phối hợp với các đơn vị Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam kiên cường bảo vệ con đường chiến lược, chiến đấu giữ vững và phát triển vùng giải phóng Trung-Hạ Lào. Địch đánh phá đường này ta mở đường khác, tạo thành một mạng đường như trận đồ bát quái. Tất cả những chỗ có thể làm đường được như đồng ruộng hay bản làng vốn gắn bó bao đời, nhân dân Lào đều có thể sẵn sàng rời đi, nhường cho chúng ta mở đường. Nhân dân Lào cung cấp những nhu yếu phẩm, là nguồn hậu cần tại chỗ của bộ đội ta. Ngược lại, bộ đội Việt Nam cũng sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ từng hạt muối, chiếc chăn sui hay từng viên thuốc... Bộ đội Trường Sơn còn tổ chức lực lượng Quân tình nguyện, bộ phận chuyên gia cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bạn. Cho dù đế quốc Mỹ mở các cuộc tấn công chiến lược quy mô lớn và liên tục thay đổi thủ đoạn đánh phá hòng biến đại ngàn Trường Sơn, biến những Lằng Khằng, Lùm Bùm, Văng Mu... thành vùng đất chết thì chúng cũng không thể khiến những người lính Trường Sơn nao núng tinh thần. Thất bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719 do Mỹ-ngụy tiến hành hòng cắt đứt Đường Hồ Chí Minh tại Sê Pôn-Hạ Lào, phá vỡ hệ thống hậu cần của ta trên đất bạn là một minh chứng sống động thể hiện ý chí và tình đoàn kết Việt-Lào mãi mãi bền chặt, keo sơn.

Tiếp tục nối dài con đường nghĩa tình

Trong 16 năm (1959-1975), đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng dọc tuyến Đường Hồ Chí Minh hàng triệu tấn bom các loại, hàng nghìn tấn chất độc hóa học và nhiều thiết bị điện tử... nhằm phát hiện, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc. Cũng trong 16 năm ấy, vượt qua mọi gian truân và thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào đã hết lòng giúp đỡ bộ đội Việt Nam mở đường, bảo vệ tuyến đường, bảo đảm vận chuyển nhân lực, hàng hóa phục vụ chiến trường. Bộ đội, du kích và nhân dân các bộ tộc Lào đã thực sự chia lửa, cùng gánh chịu tổn thất với Việt Nam, phối hợp cùng bộ đội Việt Nam đánh trả máy bay địch, ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm và tập kích của địch.

Thực tiễn cách mạng cho thấy, từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ năm 1975, đường Tây Trường Sơn đã đi qua 17 mường (huyện) ở Trung và Nam Lào, với tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Có gần 1.400km/4.990km tuyến đường ống xăng, dầu quốc gia (bao gồm cả làm mới và khôi phục tuyến cũ) chạy trên Đường Hồ Chí Minh đi qua trên đất bạn Lào. Và còn có cả mạng thông tin dây bọc và dây trần tải ba trải dài từ Đông sang Tây Trường Sơn, tới Đông Nam bộ (Bù Đăng) với chiều dài 1.350km... Đó thực sự là những con số ấn tượng, thể hiện sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của nhân dân các bộ tộc Lào trong việc "chia lửa", đồng hành, giúp đỡ bộ đội Trường Sơn Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, đầy ắp nhọc nhằn và cả những hy sinh nhưng cũng không kém phần vinh quang, tự hào!

Nhìn lại lịch sử hình thành, phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chumaly Xayasone đã đánh giá: ... Đường Hồ Chí Minh là biểu tượng tinh thần quốc tế cao cả và tình đồng chí, anh em của Việt Nam-Lào đã kề vai sát cánh đánh bại kẻ thù chung. Ở đó mồ hôi, nước mắt, máu và cuộc đời của các chiến sĩ quân đội Việt Nam và Lào đã quyện lẫn để cho chiến thắng của cách mạng, giải phóng và thống nhất đất nước của chúng ta.

Chiến tranh qua đi, cuộc sống hòa bình đã trở lại với nhân dân hai nước nhưng những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa chưa bao giờ quên nghĩa tình trong quá khứ để tiếp tục xây dựng, bồi đắp cho hôm nay. Trên cơ sở tổ chức tiền thân là Ban liên lạc toàn quốc bộ đội Trường Sơn, Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (Hội Trường Sơn Việt Nam) được thành lập năm 2011 ngày một lớn mạnh và phát triển không ngừng. Hội thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là phát huy truyền thống và tri ân tình nghĩa. Ngay trong thời gian vận động thành lập hội, các cựu chiến binh Trường Sơn đã tổ chức chuyến đi thăm chiến trường xưa tại nước bạn Lào kéo dài 10 ngày (từ 29-3 đến 8-4-2011). Từ chuyến đi ấy đã mở ra nhiều sự kiện ý nghĩa với chính quyền và nhân dân Lào trong các hoạt động của hội sau này.

Sau 11 năm, Hội Trường Sơn Việt Nam đã tập hợp được hơn 30 vạn hội viên sinh hoạt dưới mái nhà chung, có hoạt động đối ngoại trực tiếp với Lào, Campuchia và Cuba. Riêng với Lào, hội giữ mối liên hệ thường xuyên với Đại sứ quán nước bạn tại Việt Nam. Ông Sengphet Houngboungnuang, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam hiện nay cũng như các đại sứ trước đó luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với Hội Trường Sơn Việt Nam. Các hoạt động, sự kiện lớn của hội, đại sứ quán bạn luôn cử đại diện tham dự, ủng hộ trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị.

Đặc biệt những năm qua, được cấp có thẩm quyền của Lào cho phép, hội đã vận động xây dựng và khánh thành bia tưởng niệm các liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và liệt sĩ quân đội Pathet Lào tại Lằng Khằng thuộc huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn. Cùng với đó là nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực khác góp phần nối dài con đường nghĩa tình Việt-Lào của bộ đội Trường Sơn năm xưa với nhân dân nước bạn hôm nay, như: Giúp bạn xây dựng Bảo tàng Bản Đông và một số di tích trên đường Tây Trường Sơn; tổ chức triển lãm trưng bày hiện vật, tranh ảnh về cuộc phối hợp chiến đấu giữa bộ đội Trường Sơn với quân, dân Lào; khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, ủng hộ các đồng chí và nhân dân Lào có hoàn cảnh khó khăn, gặp thiên tai, lũ lụt với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng... Ngoài ra, Trung tâm thăm chiến trường xưa trực thuộc hội cũng được thành lập với mục đích là cầu nối để duy trì thường xuyên các hoạt động nhân văn, ý nghĩa này. Cho đến nay, hàng trăm đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, Quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân ta đã được sang thăm chiến trường xưa, tri ân đồng bào, đồng chí tại Lào. Đi đến đâu đoàn cũng được các đồng chí lãnh đạo của bạn đón tiếp nhiệt tình, trọng thị. Và mới đây nhất, ngày 15-4-2022, Hội Trường Sơn Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào. Sự kiện này mở ra một thời kỳ mới trong mối quan hệ giữa hai hội, làm nền tảng cho việc phối hợp các hoạt động cùng đồng hành thúc đẩy ngoại giao nhân dân và góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào. Từ đây, thêm một lần nữa Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh, con đường của tình hữu nghị Việt Nam-Lào tiếp tục được nối dài cho hôm nay và mãi mãi mai sau.

Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN, Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam